Xây dựng Việt Nam và bài toán giảm thải ra môi trường

Xây dựng Việt Nam và bài toán giảm thải ra môi trường

Xu hướng phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam hiện nay gắn liền với phát triển cơ sở vật chất. Chính điều này đang thúc đẩy ngành xây dựng Việt Nam trong những năm gần đây. Những dự án lớn, quy mô tầm cỡ châu lục không ngừng được triển khai áp dụng công nghệ tiên tiến. Điều đáng mừng là doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tự làm chủ công nghệ xây dựng này.

Bài viết khác: Việt Nam triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính

Thách thức về công nghệ cũng như giảm thải ra môi trường đối với ngành xây dựng Việt Nam

Theo báo cáo của tổ chức môi trường quốc tế năm 2018. Nồng độ CO2 của khí quyển hiện rất cao. Với xu hướng hiện nay lượng khí thải CO2 sẽ ngày càng tăng mạnh và khó kiểm soát. Việt Nam cũng là quốc gia có lượng khí thải rất lớn. Điều này cho thấy thách thức của ngành xây dựng Việt Nam hiện nay. Đi đôi với những công nghệ thi công tiên tiến, việc giảm khí thải ra môi trường là rất quan trọng.

Kiểm soát khí thải, chất thải ra môi trường ngay từ khâu sản xuất vật liệu

Lượng khí thải của ngành xây dựng Việt Nam phần lớn từ việc khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng. Do lượng lớn năng lượng, quy trình khai thác và gia công sản phẩm tạo ra lượng lớn khí thải. Xu hướng hiện nay đối với cách công trình phản ảnh rõ nét chủ trương xanh hóa nền xây dựng. Cụ thể là ưu tiên sử dụng các chất thải có thể tái chế thành các vật liệu hữu ích, thân thiện môi trường. Ngày càng thắt chặt việc khai thác tài nguyên: nạo vét cát, khai thác đá, chặt rừng… Đây là những chủ trương hoàn toàn đúng đắn nhằm tạo một môi trường xanh góp phần giảm khí nhà kính.

Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu thân thiện môi trường

Việc khai thác tài nguyên để sản xuất vật liệu trước đây thải ra lượng lớn khí nhà kính. Điển hình như việc khai thác tài nguyên đất để sản xuất gạch đỏ. Quá trình khai thác ảnh hưởng lớn tài nguyên đất, tốn nhiều đất canh tác. Đồng thời lượng lớn khí thải sinh ra trong quá trình nung đốt gạch đỏ. Số liệu thống kê cho thấy nếu để đáp ứng nhu cầu xây dựng Việt Nam vào năm 2020. Phải cần tới gần 60 triệu m3 đất sét, tương ứng với gần 3000 héc ta đất nông nghiệp. Tương ứng phải dùng hết gần 6 triệu tấn thang và thải ra môi trường hàng triệu tần khí thải CO2.

Có thể bạn quan tâm:  Tại sao nên sử dụng gạch AAC?

Để giảm nguy cơ ảnh hưởng môi trường lớn như vậy. Xây dựng Việt Nam đã và đang đưa các loại vật liệu thân thiện môi trường và sử dụng. Các vật liệu được tận dụng từ các chất thải công nghiệp có thể tái chế. Việc sử dụng công nghệ tiên tiến để tái chế các vật liệu này cho ra đời những loại vật liệu có chất lượng ưu việt.

Sử dụng gạch không nung trong ngành xây dựng Việt Nam

Gạch không nung là cái tên được tìm kiếm tăng cao trong năm 2019. Một phần tạo ra hiệu ứng này là do Thông tư của Nhà nước chủ trương sử dụng loại vật liệu này đối với công trình xây dựng. Gạch không nung là tên gọi chung của dòng sản phẩm gạch xây. Trong đó nguyên liệu sản xuất là tro bay, xỉ than, mạt đá v.v… Sản phẩm được hình thành mà không phải qua quá trình nung đốt. Điều này giảm lượng lớn chất thải nhà kính so với dòng gạch đỏ thông thường. Việc không sử dụng tài nguyên, tận dụng các vật liệu dư thừa, chất thải từ công nghiệp. Vừa là giải pháp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng vừa tạo ra các sản phẩm có đặc tính rất tốt.

Cụ thể đối với dòng gạch không nung nói chung: gạch block, gạch cốt liệu, gạch bê tông nhẹ khí chưng áp AAC v.v… Các loại vật liệu này hoàn toàn thích nghi mới môi trường xây dựng Việt Nam. Đặc tính chịu lực đảm bảo theo TCVN của xây dựng. Đặc biệt như dòng gạch bê tông nhẹ, gạch siêu nhẹ AAC có các tính năng ưu việt so với các dòng gạch khác:

+ Tính năng chống cháy của gạch AAC cao gấp 6~7 lần so với gạch thông thường

Có thể bạn quan tâm:  Kinh nghiệm chọn chậu rửa phù hợp cho phòng bếp

+ Tính năng cách âm, cách nhiệt vượt trội.

+ Trọng lượng gạch siêu nhẹ, nhẹ hơn 2 lần so với gạch đặc thông thường

10 lợi ích sử dụng gạch bê tông nhẹ AAC để xây nhà

Phát triền gạch không nung trong thời gian tới

Vật liệu xây không nung và xu hướng phát triển trong xây dựng

Tại sao lại chú trọng phát triển ngành gạch không nung?

Việc sản xuất gạch không nung, loại gạch sử dụng đến 90% là phụ phẩm công nghiệp. Điều đó góp công lớn trong việc giảm thiểu khí thải nhà kính mà cả thế giới đang chú trọng. Đồng thời bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp, tiết kiệm năng lượng lớn.

Theo ông Đặng Việt Lê – CTHĐQT Gạch không nung Khang Minh cho biết. “Tại Việt Nam chứng chỉ giảm phát thải nhà kính áp dụng với 3 ngành chính. Đó là ngành thủy điện, trồng rừng và sản xuất gạch không nung”.

Dây truyền sản xuất gạch không nung được áp dụng theo các công nghệ khác nhau. Điển hình nhất là quy mô sản xuất dòng gạch bê tông nhẹ khí chưng áp AAC. Hay mọi người thường gọi là gạch AAC, gạch siêu nhẹ AAC. Để sản xuất loại gạch này phải sử dụng công nghệ từ các nước Châu Âu. Ở Việt Nam công nghệ của Đức khá được ưa chuộng. Đồng thời đòi hỏi vốn đầu tư cao, quy mô nhà máy hiện đại và diện tích mặt bằng lớn.

Có thể bạn quan tâm:  Những chú ý quan trọng khi xây nhà bằng gạch không nung

Xem thêm các bài viết liên quan khác:

Gạch bê tông nhẹ AAC, gạch siêu nhẹ AAC xu hướng mới

Báo giá gạch bê tông nhẹ, Giá gạch AAC, gạch siêu nhẹ 2019

Xây dựng Việt Nam và bài toán giảm thải ra môi trường
Chuyển lên trên